Welcome to Lantro UI! Test link Buy now!

Các Định Dạng File Đồ Họa Khi Làm Thiết Kế Hay Gặp

định dạng file đồ họa thường gặp
Tìm hiểu về các định dạng file đồ họa thường gặp

Bạn thường sử dụng đuôi file hình ảnh là gì? Hiện nay có rất nhiều định dạng file đồ họa, hình ảnh. Tuy nhiên, vẫn sẽ có nhiều bạn chỉ dùng nhưng chẳng biết ý nghĩa của từng định dạng file. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ các định dạng file đồ họa khi làm thiết kế hay gặp và giúp bạn hiểu được ý nghĩa của từng định dạng file thiết kế.




JPG/ JPED


Đây là viết tắt của từ Joint Photographic Experts Group, định dạng raster lossy sử dụng phổ biến hiển thị được hàng triệu màu sắc. Phù hợp khi hiển thị trên các thiết bị điện tử như điện thoại, màn hình LCD,...


Lưu ý:

  • JPG có thể nén dung lượng file, tuy nhiên chất lượng ảnh sẽ bị giảm.
  • Có thể sử dụng để làm file xem trước gửi cho khách hàng vì dung lượng thấp, dễ xuất file và gửi đi nhanh.
  • Ảnh không hỗ trợ nền trong suốt và không có layer để chỉnh sửa.

PNG


PNG là từ viết tắt của Portable Network Graphics. Là một định dạng raster lossless, không thể nén nền khác với JPG. Mặt khắc .PNG lại hỗ trợ xuất ảnh có tích hợp tính năng nền trong suốt.


Lưu ý:

  • PNG có độ sau màu hơn định dạng GIF.
  • Sử dụng khi cần ảnh đồ họa Web trong suốt chất lượng cao.
  • Đồ họa .PNG được tối ưu cho màn hình chứ không phải để in.
  • Hãy chọn định dạng .JPG hoặc .TIFF nếu muốn in ảnh.

GIF


GIF là từ viết tắt của Graphics Interchange Format. Định dạng raster lossy, sử dụng cho đồ họa hoặc web giống PNG.


Lưu ý:

  • Photoshop có thể giúp bạn dễ dàng tạo một hình ảnh động ngắn và xuất nó dưới dạng GIF.
  • Khi ảnh chất lượng cao biến đối thành .GIF, ảnh sẽ giảm số lượng màu lại tối thiểu, thiếu đi sự tươi sáng.
  • Có thể sử dụng .GIF đối với các biểu tượng và đồ họa web đơn giản.

TIFF/ TIF


TIFF hay TIF là từ viết tắt của Tagged Image File Format. Là một định dạng raster lossless, có chất lượng hình ảnh rất cao. File .TIF có thể gặp đôi khi bạn chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số hay scan tài liệu.


Lưu ý:

  • Bạn có thể lưu photoshop có chứa layer thành file .TIF để đem in. Tuy nhiên dung lượng file sẽ khá lớn nên cũng tùy nhà cung cấp mà xuất file.
  • Nên dùng file .TIF khi muốn in ảnh kích cỡ khổng lồ hoặc khi cần in scan ảnh và artwork.

RAW


Ảnh RAW chính là những bức ảnh thô nguyên bản nhất khi chụp lại từ máy ảnh kỹ thuật số và không thông qua các bước sử lý hay nén lại nào.


Lưu ý:

  • Ảnh RAW có giá trị vì chúng thể hiện mọi yếu tố của file ảnh trước khi xử lý và không làm mất các chi tiết hình ảnh nhỏ. Tuy nhiên, cuối cùng người dùng cũng phải chuyển thành loại tệp raster hoặc vector nếu muốn sử dụng.
  • Nhiều máy in không nhận RAW, nên hãy chuyển sang JPG/ TIFF,...

PSD


PSD là từ viết tắt của Photoshop Document. Là tệp file của phần mềm photoshop cho bạn lưu lại các thao tác đã làm. File .PSD có thể xuất thành bất kỳ định dạng file hình ảnh nào.


Lưu ý:

  • Hãy dùng để chỉnh sửa ảnh, thiết kế ấn phẩm,... nhưng không thể dùng dể upload hay gởi ảnh lên web. Nên hãy xuất ảnh sang các định dạng khác nếu bạn đã thiết kế xong.
  • Phải có phần mềm photoshop mới mở được tệp file này.
  • Nhiều máy in không nhận PSD, nên hãy chuyển sang JPG/ TIFF,...

PDF


PDF là từ viết tắt của Portable Documant Format. Là định dạng hình ảnh được sử dụng phổ biến để hiển thị tài liệu và đồ họa một cách chính xác tương đối dễ dàng với nhiều loại thiết bị và hệ điều hành.


Lưu ý:

  • Vì sự tương thích ấn tượng nên .PDF là định dạng phổ biến nhất cho nhu cầu in ấn phẩm đã hoàn thành của bạn.
  • Ngoài ra với dung lượng không quá lớn, file .PDF còn có thể được upload lên website để lưu trữ tài liệu khá nhanh và hiệu quả.

AI


AI là từ viết tắt của Adobe Illustrator. Là tệp file của phần mềm Illustrator cho bạn lưu lại các thao tác đã làm. File .Ai cũng có thể được xuất thành bất kì định dạng hình ảnh nào.


Lưu ý:

  • Có thể dùng để thiết kế logo, ấn phẩm truyền thông khác,...
  • Phải có phần mềm Illustrator mới mở được tệp file này.
  • Định dạng .Ai còn được rất nhiều người yêu thích bởi có thể mở trong các phần mềm làm phim, làm 3D khác như After Effects, Cinema 4D, Maya,..

Kết luận


Trên đây là bài viết nhằm giới thiệu cho bạn 8 định dạng file đồ họa khi làm thiết kế thường gặp và giúp bạn hiểu hơn về các định dạng file ảnh này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc khiếu nại nào về bản quyền, vui lòng để lại ý kiến của bạn bên dưới để mình biết. Chúc bạn có một ngày học tập và làm việc hiệu quả.

design do-hoa
Chào mừng bạn đến với blog của tui

Đăng nhận xét

Cookies Consent

This website uses cookies to ensure you get the best experience on our website.

Cookies Policy

We employ the use of cookies. By accessing Lantro UI, you agreed to use cookies in agreement with the Lantro UI's Privacy Policy.

Most interactive websites use cookies to let us retrieve the user’s details for each visit. Cookies are used by our website to enable the functionality of certain areas to make it easier for people visiting our website. Some of our affiliate/advertising partners may also use cookies.